Khởi tố bị can không chấp hành đo nồng độ cồn, lăng mạ lực lượng công an
Ngày 28.2, thông tin từ HĐND tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương vừa thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phí, lệ phí tham quan danh lam thắng cảnh đối với 3 hành trình tham quan vịnh Hạ Long mới.Đáng chú ý, các hành trình trước đây bị bỏ ngỏ, thất thu ngân sách nay đã được đưa vào danh mục thu phí và có hiệu lực từ 1.5 tới.Cụ thể, HĐND tỉnh Quảng Ninh công bố tuyến thứ 6 trên vịnh Hạ Long, với hành trình: cảng tàu - hòn Chân Voi - vụng Ba Cửa - đảo Tùng Lâm - hòn Cặp Bài (điểm cuối tiếp giáp Gia Luận, vịnh Lan Hạ, Hải Phòng) hoặc ngược lại, với mức phí 150.000 đồng/lần/người/ngày.Với hành trình tuyến thứ 7, du khách sẽ tham quan trọn hành trình trên vịnh Hạ Long trong ngày nhưng không nghỉ đêm, với mức phí 600.000 đồng/người/ngày. Tuyến thứ 8 dành cho tour ven bờ vịnh Hạ Long, với hành trình từ Cảng tàu quốc tế Hạ Long - khu vực nam Cầu Trắng với mức phí 70.000 đồng/lần/người/ngày. Theo phản ánh của các doanh nghiệp kinh doanh trên vịnh Hạ Long, từ nhiều năm nay loại hình "tàu ca nhạc" nằm trong đề án kinh tế du lịch đêm của TP.Hạ Long vẫn bỏ ngỏ thu phí tham quan. Nhiều năm qua, hàng chục nghìn khách mua vé tham dự các chương trình ca nhạc, tiệc trên vịnh Hạ Long hoành tráng nhưng Ban Quản lý vịnh Hạ Long lại không phải thu một đồng phí nào. Trong khi đó, Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long hàng đêm vẫn phải "gánh" hàng nghìn khách tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như tiệc tùng, ca nhạc, đốt pháo hoa… Đã thế, nếu không may xảy ra sự cố thì cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm. Quảng Ninh hơn 2 năm qua thí điểm chương trình cho khách ăn đêm trên du thuyền trên vịnh Hạ Long nhưng không thu vé, trong khi tham quan ban ngày và các tuyến khác lại bán vé.Trao đổi với PV, đại diện Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, các tàu dịch vụ tổ chức trên vịnh Hạ Long hoạt động trong vùng nước của cảng tàu du lịch. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ có phương án thu phí tham quan đối với loại hình này.Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 6.6.2023
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắn pháo hoa chào mừng thành lập TP.Phú Mỹ
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.
Ngày 4.1, thiếu tá Nguyễn Thanh Sơn, Chính trị viên Đồn biên phòng A Vao, Bộ đội biên phòng Quảng Trị, cho biết một sản phụ đã được hỗ trợ sinh con an toàn, thành công ngay trên chuyến xe chở chị lên tuyến trên cấp cứu.Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng nay (4.1), chồng của sản phụ Hồ Thị Léc (41 tuổi, trú tại thôn Pa Ling, xã A Vao, H.Đakrông, Quảng Trị) đến Trạm quân y Đồn biên phòng A Vao để nhờ các chiến sĩ quân y hỗ trợ cho vợ đang có dấu hiệu chuyển dạ.Nắm được thông tin, một chiến sĩ quân y tại trạm đã đến thăm khám và phát hiện cổ tử cung của sản phụ mở 6 cm, sức khỏe yếu, khó sinh, đầu của thai nhi đã xuống thấp. Vì không đủ các điều kiện về trang thiết bị nên chiến sĩ quân y đã yêu cầu đưa sản phụ lên tuyến trên để cấp cứu. Tuy nhiên, do ở vùng sâu vùng xa, đường đi hiểm trở và cách xa trung tâm y tế, Đồn biên phòng A Vao đã huy động một ô tô để chở sản phụ cùng chồng lên tuyến trên.Trong lúc di chuyển cách cơ sở 2 của Trung tâm y tế xã Tà Rụt khoảng 17 km thì sản phụ chuyển dạ, có dấu hiệu sinh ngay trên xe. Thấy tình hình nguy cấp, đại úy Lê Văn Thắng (nhân viên lái xe của Đồn biên phòng A Vao) đã cùng chồng của sản phụ hỗ trợ sinh thành công bé gái nặng 3,5 kg.Hiện tại, sức khỏe của cả hai mẹ con chị Léc ổn định, đang được các y bác sĩ theo dõi, chăm sóc.
Những tấm lòng vàng 31.7.2023
Ngày 7.3, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ban hành thông báo kết luận của ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về hoạt động nạo vét có tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giao Thanh tra tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản tại hồ thủy điện Đồng Nai 3. Như Thanh Niên đã thông tin, hoạt động nạo vét tại hồ thủy điện Đồng Nai 3 (xã Đinh Trang Thượng, H.Di Linh), do Bộ Công thương cấp phép. UBND H.Di Linh cũng đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình phê duyệt tổ chức đấu giá theo quy định và được UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm đấu giá 11.322,77 m³ cát tận thu trong quá trình nạo vét, với số tiền hơn 3,1 tỉ đồng.Tuy nhiên, trước thông tin về tình trạng thực hiện nạo vét cát, sỏi vận chuyển, bán tài sản nhà nước trái quy định, do đó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND H.Di Linh cùng các sở, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra toàn diện quá trình hoạt động, quản lý sử dụng đất đai, nạo vét có tận thu khoáng sản tại hồ thủy điện Đồng Nai 3.Trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật thì xử lý hoặc tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30.3.Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Công thương tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát toàn diện tình trạng pháp lý của giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 4.Báo Thanh Niên ngày 10.2 đã thông tin, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 19 giấy phép hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện đang còn hiệu lực. Nhưng sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản 2096 ngày 23.3.2023 thì hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản cát, sỏi tại các hồ thủy lợi, thủy điện đều phải tạm ngưng. Do đó, hàng trăm ngàn khối cát đã khai thác phải nằm bờ chờ đấu giá. Thế nhưng tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục, tổ chức đấu giá khối lượng cát, sạn, sỏi đã được thu hồi, tận thu do các địa phương được giao thực hiện rất chậm, gây lãng phí tài sản nhà nước; còn người dân và các doanh nghiệp ở Lâm Đồng phải qua các tỉnh lân cận mua cát về xây dựng và bán lẻ.Sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, UBND tỉnh đã có thêm văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, đôn đốc các sở, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, tổ chức đấu giá khối lượng cát, sạn, sỏi đã được thu hồi, tận thu trong quá trình nạo vét lòng hồ theo đúng quy định.Đến nay đã có các huyện Lạc Dương, Di Linh, Đức Trọng đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục và được UBND tỉnh phê duyệt giá cát khởi điểm để thực hiện đấu giá. Bên cạnh đó có 2 huyện Đơn Dương và Bảo Lâm đã hoàn thiện hồ sơ thủ tục trình Sở Tài chính thẩm định giá khởi điểm và phương án đấu giá.UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục yêu cầu các sở ngành, địa phương phải xác định khoáng sản thu hồi trong quá trình nạo vét lòng hồ thủy điện, thủy lợi là tài sản công để có biện pháp quản lý và tổ chức bán đấu giá theo quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản công, luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan.